Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Cuộc chiến chưa có lối ra
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Tiến sĩ Samuel Charap, tốt nghiệp Đại học Oxford, hiện nay là chuyên gia nghiên cứu chính sách, đặc biệt về Nga. Ông đã đưa quan điểm cho rằng cuộc chiến tại Ukraine sẽ là An Unwinable war (không phân thắng bại). Chính vì thế, ông đã đề nghị Washington nên tạo điều kiện để cuộc chiến Ukraine sớm chấm dứt. Theo nhân xét của Samuel, Nga không thể chinh phục Ukraine. Ngược lại Ukraine cũng không thể trục xuất Nga ra khỏi biên giới chiếm đóng vào năm 1991. Theo định nghĩa Ukraine, chiến thắng của họ là chiếm lại những vùng bị mất. Còn Nga sẽ sử dụng những lãnh thổ tranh chấp làm bàn đạp cho vòng mở rộng tiếp theo, như họ đã làm sau thỏa thuận Minsk, chấm dứt xung đột ở miền đông Ukraine vào năm 2014 và 2015.


Mục tiêu rõ ràng cho thấy, Tổng thống Nga Vladimir Putin tránh thất bại trên chiến trường. Hiện nay sự tồn vong trên vị trí lãnh đạo đang bị đe dọa sau cuộc binh biến do thủ lãnh lính đánh thuê Wagner. Vì thế Moscow tạo ra ảo tưởng chiến thắng về quân sự che dấu cuộc nội loạn vừa qua. Đây là kịch bản mà nước Nga đã làm theo như ở Chechnya trước đây, khi Putin tận dụng bộ máy tuyên truyền trong cuộc chiến chống khủng bố để tập trung quyền lực, làm suy yếu và đè bẹp các phong trào dân chủ, loại bỏ chính quyền và đập tan thành phần nổi dậy.
Hơn lúc nào hết, hiện nay ông Putin đang đấu tranh gay go với thành phần đối lập để giữ vững sinh mệnh chính trị của mình. Sau hơn 16 tháng khởi động chiến tranh Ukraine, những quốc gia châu Âu không thể thành lập một liên minh chống lại Putin. Tuy nhiên, họ đã gián tiếp hỗ trợ Ukraine trên phương diện vật chất để dành chiến thắng trên chiến trường. Các chính phủ phương Tây đạt được sự đồng thuận về Putin, như họ đã làm trước đây với Slobodan Milosevic ở Nam Tư, Saddam Husein ở Iraq và Bashar al-Assad ở Syria.

Trong suốt cuộc chiến, viện trợ của Mỹ và Anh là tiềm năng quan trọng đã giúp đỡ quân đội Ukraine ngăn chận bước tiến của chiến xa Nga xung quanh Kyiv trong giai đoạn đầu, nhờ hệ thống tên lửa cầm tay Javelin và NLAW của Mỹ và Anh. Riêng hệ thống pháo HIMAR của Mỹ đã giúp cho quân Ukraine chiếm lại một vài nơi đã bị quân Nga chiếm đóng trước đây. Gần đây nhất chính quyền Tổng Thống Joe Biden đã viện trợ cho Ukraine bom chùm. Đây là loại vũ khí vô cùng lợi hại dùng để ngăn chận bước tiến của quân Nga. Trên phương diện chính trị, ngọn gió Wagner có thể sẽ là khởi điểm cho sự bắt đầu các diễn biến chính trị thuận lợi ở Nga sau nầy. Để đối phó và ngăn chận biến động trong tương lai Tổng thống Putin sẽ đàn áp thành phần chống đối mạnh mẽ hơn, song song với động thái đàn áp, điện Cẩm Linh tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến xâm lược Ukraine ở mức độ có thể, nhằm mục đích uy hiếp những phần tử có nguy cơ lật đổ vai trò lãnh đạo của ông.
Đây là nguyên nhân chính để các nước phương Tây cần có một sách lược chung và thống nhất đối đầu với Tổng thống Putin. Điều quan trọng là Ukraine và các đồng minh phải chuyển tải thông điệp đến Putin, nếu tiếp tục chống đối phương Tây sẽ mang lại thiệt thòi cho chính ông và cuộc chiến hiện nay trên bàn đàm phán tương lai.

Có giả thuyết cho rằng sự cứng rắn của Putin hiện nay do bởi hiện tượng có thể sụp đổ chế độ Putin sau biến cố vừa qua. Tuy nhiên, ai sẽ là người thay thế? và người kế vị sẽ đi theo đường lối nào? Chính vì những quan ngại như thế cho nên các nhà chiến lược yêu cầu chính phủ Tây phương cung cấp vũ khí ở mức độ hạn chế, vừa đủ để Kiev tồn tại mà thôi. Để đảm bảo vòng lẩn quẩn, Ukraine phải đồng ý rằng họ chỉ sử dụng vũ khí để phòng vệ và tái chiếm lại những thành phố đã bị Nga chiếm đóng, nhưng không được đem quân vào lãnh thổ của Nga. Điều kiện trên làm chúng ta nhớ lại trước đây các nước phương Tây ủng hộ chính trị gia đối lập người Belarus là ông Sviatlana Tsikhanouskaya lưu vong, họ đã tuyên bố ông Sviatlana là chính trị gia tiềm năng và chính thức cùa Belarus. Cho đến nay, một hậu Putin có thể sẽ xảy ra dưới sự lãnh đạo đối lập của Moscow như Vladimir Kara-Murza, hoặc Quân đoàn Nga tự do đã được hỗ trợ từ bên ngoài.Trường hợp như thế, phương Tây muốn rằng Ukraine sẽ ủng hộ người thay thế Putin sau nầy. Những nỗ lực và yêu sách trên, mục đích chuyển đổi bối cảnh chính trị nhằm đưa nước Nga sống chung với cộng đồng thế giới, và quan trọng hơn nữa đất nước Ukraine sẽ trỡ thành người láng giềng tốt với Nga.

Vì những xúc tác trên đưa đến một hiệp định đình chiến qua hình thức chấm dứt chiến tranh như ở Triều Tiên vào năm 1953, nhưng không thể áp dụng tại Ukraine. Thỏa thuận 1953 đã để lại nguyên vẹn chế độ độc tài thù địch Bắc Triều Tiên cầm quyền cho đến ngày nay. Duy trì Bắc Hàn là một sai lầm trầm trọng và nguy cơ đối diện với vũ khí hạt nhân ngày nay là điều hiện thực, không những chỉ uy hiếp Nam Hàn và Nhật Bản, mà ảnh hưởng toàn thế giới. Sự thống nhất giữa Đông Đức và Tây Đức là mô hình tiềm năng tương đối cho Ukranie có thể áp dụng. Như nhu cầu thay đối chế độ ở Hungary, Áo và chính Đức phải được thay thế. Sự chấm dứt chế độ cộng sản tại Hungary vào năm 1989 đã tạo nên tiền đề cho Liên minh châu u. Sau cuộc biểu tình như sóng vỡ bờ biên giới Hungary và Áo đã mở cửa biên giới cho phép hằng trăm công nhân từ Đông Đức đi qua lãnh thổ của họ trên đường đến Tây Đức. Rồi từ đó, bức tường Bá Linh sụp đổ, phần còn lại dành cho lịch sử và người viết sử.

Đi từ những luận cứ trên, người viết có tham vọng đưa ra những yếu tố khả thi trong quá khứ. Để rồi từ kinh nghiệm đó ông Putin và hệ thống đảng quyền của ông phải thực hiện sự thay đối tương đối về chính sách đối ngoại cũng như đối nội, trước khi gia nhập trở lại cộng đồng thế giới hầu cứu vãng ngày tàn có thể đến của chế độ do ông cầm đầu. Bắt đầu từ bây giờ hoặc thời kỳ hậu Putin, các nhà lãnh đạo Nga sẽ phải phi quân sự hóa đất nước, cắt giảm ngân sách quốc phòng, chuyển sang các dịch vụ xã hội, văn hóa. Song song với hành động giảm và tăng trên, Nga cần hạn chế bộ máy tuyên truyền về nhà nước Nga, vốn dĩ cơ quan nầy nuôi dưỡng thù địch và hận thù. Ngược bằng Điện Cẩm Linh vẫn duy trì hệ thống trên chống lại Cộng đồng Tây phương, trong đó Ukraine là thành viên thì nền hòa bình lâu dài sẽ là điều không thể và cuộc chiến sẽ tiếp tục, như thế chế độ Putin sẽ ở trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”.

Mặc khác, Ukraine sẽ tiếp tục tìm kiếm nhiều nguồn hỗ trợ quân sự để có thể kết thúc chiến tranh. Dĩ nhiên mong muốn của họ kết thúc trong chiến thắng, chứ không ký hiệp ước hòa bình với Nga qua hình thức thua trận (yếm thế). Vì chỉ chiến thắng mới bảo đảm tự do, dân chủ và quyền tự quyết cho Ukraine. Đây chính là vấn đề khó có thể giải quyết chiến tranh. Bởi, Nga sẽ không thể nhượng bộ trừ khi họ thua trận. Cho nên, sau cùng mẫu số chung vẫn là “cuộc chiến không người thắng” hay “ chưa có lối ra”. Theo như Tiến sĩ Charap cho rằng Ukraine không thể đánh bại Nga, cho dù họ có tái chiếm lại một vài nơi cũng không thể cho rằng chiến thắng. Trong khi đó Putin vẫn tiếp tục theo đuổi nỗ lực chinh phục Ukraine bằng mọi giá. Cho nên, Hoa Thịnh Đốn phải xây dựng một giải pháp ngoại giao, đồng thời vận động khối NATO ủng hộ Ukranie. Giải pháp trên buộc Điện Cẩm Linh phải thay đổi chính sách để tồn tại.

Khi cuộc xâm lược của Nga vào năm ngoái, rất nhiều chuyên gia trên thế giới cho rằng chỉ trong một tuần quân đội Nga sẽ tiến vào thủ đô Kyiv. Điện Cẩm Linh cũng tin tưởng vào điều ấy. Nhưng đến nay hơn 16 tháng diễn biến cuộc chiến đã lu mờ trở nên ảo tưởng. Chẳng những quân đội Ukraine ngăn chận lực lượng Nga chiếm Kyiv mà còn đánh bại họ ở Kharkiv, đẩy lùi qua sông Dnieper, giải phóng Kherson. Trên mặt trận Bahkmut trở nên hổn loạn và tốn kém cho Điện Cẩm Linh nhưng không mang lại kết quả.

Về nhân sự, ước tính gần đây con số thương vong của Nga kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu đã lên đến 250,000 người. Nga đã không thể bảo vệ biên giới của mình qua các cuộc tấn công của quân đội Ukraine. Mặc dầu Ukraine không thể giải phóng hoàn toàn các lãnh thổ bị chiếm, nhưng có tiến bộ trong việc chiếm lại vùng đất Donbas và gần đây nhất đánh sập cây cầu chiến lược từ Nga tới Crimea. Một địa điểm quan trọng để Nga sử dụng Crimea làm nơi đóng quân. Trong tương lai Ukraine sẽ đưa Crimea vào tầm bắn của pháo binh, uy hiếp trực tiếp vào căn cứ Nga đang đóng giữ.

Tuy nhiên, suốt hơn 16 tháng giao tranh, cho chúng ta thấy không bên nào có thể đạt được thắng lợi, kể cả việc trợ giúp từ bên ngoài. Vấn đề nhức nhối hơn nữa, sự trợ giúp từ bên ngoài chỉ đủ để bảo vệ Kyiv không thể rơi vào tay Nga, chứ không có mục đích đem lại chiến thắng. Kể cả trường hợp lính đánh thuê Wagner do Yevgeny Prigozhin nổi loạn chống lại Putin là một câu hỏi lớn, động cơ nào và từ đâu thúc đẩy? Cho đến nay chính quyền Ukraine vẫn chưa nhận được đầy đủ các loại vũ khí từ phương Tây hứa hẹn, bao gồm F16 của Mỹ. Nhưng điều kiện kèm theo, Ukraine chỉ xử dụng để phòng vệ trong lãnh thổ của mình chứ không được xử dụng bên trong không phận của Nga. Kể cả việc chính quyền Tổng thống Biden đồng ý cho phép đồng minh Tây phương chuyển giao vũ khí cho Ukraine, nhưng ở mức độ “vừa phải”. Kể cả tên lửa tầm xa Storm Shadow của Anh chuyển giao.

Cho đến hôm nay sau hơn 1 năm cuộc chiến bắt đầu, Tổng thống Putin “ngộ” ra rằng quân Nga không thể chiến thắng một cách dễ dàng, cho dù quyết tâm vô hạn của ông trong quá khứ và hiện tại. Ở thời điểm nầy ông không mong cuộc chiến kéo dài, do bởi nền kinh tế Nga suy sụp, khả năng quân sự cạn kiệt, phải vay mượn máy bay từ Iran. Mọi nỗ lực chiến tranh của Nga liên tiếp bị thất bại, nội bộ chia rẻ, người dân chán ngán, thanh niên Nga từ chối nghĩa vụ, lính đào ngủ. Trong quá khứ Nga đã thua nhiều lần trong cuộc chiến. Như trường hợp chiến tranh Crimea, chiến tranh Nga-Nhật, chiến tranh Thế giới Thứ nhất, chiến tranh Afghanistan. Cứ mỗi thất bại đều tạo ra căng thẳng, tranh chấp và biến động. Lần nầy cũng có thể sẽ không tránh khỏi tiền lệ ấy.

Bế tắc quân sự cả 2 phía thực sự đã và đang xảy ra và gây nên nhiều tổn thất cho cả 2 phe, tạo ra nhiều căng thẳng trong khu vực. Hiện nay nhiều nỗ lực đã được đề nghị tìm kiếm hòa bình do Hoa Kỳ đạo diễn, nhằm chấm dứt xung đột, thiết lập trật tự. Với sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Hi vọng rằng thông qua sự lắng nghe, hai bên có thể hy sinh một số quyền lợi nhỏ chấm dứt cuộc xung đột đưa đến hồi kết thúc./.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)

Các bài viết cũ:
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)
    Bài học nào cho Bắc Kinh & Đài Loan về cuộc chiến tại Ukraine? (11-07-2022)
    Việt Nam-Điểm Lý Tưởng Cho Hoạt Động Đầu Tư và Kinh Doanh (15-06-2022)
    Putin trong vũng lầy Ukraine (07-04-2022)
    Vết giày xâm lược của Vladimir Putin (05-03-2022)
    Những giới hạn trong tiến trình hình thành vũ khí hạt nhân của Iran (02-02-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Tập Cận Bình (08-01-2022)
    Một Năm Nhìn Lại (15-12-2021)
    Tiền đồn chiến lược quân cảng Ream và Dara Sakor (18-11-2021)
    Chiến lược bao vây Trung Quốc tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương (31-10-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152741550.